Chuyển đến nội dung chính

Tư vấn chế độ ăn dặm dinh dưỡng cho bé trong khoảng từ 1-3 tuổi


Trẻ từ 1-3 tuổi là thời điểm vàng để bố mẹ bổ sung các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Ở tầm tuổi này bé cần bổ sung những gì? Chế độ dinh dưỡng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi.


Rau xanh, tinh bột và sữa là các chất dinh dưỡng cần thiết dành cho trẻ nhỏ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong những năm đầu của bé. Thời điểm này là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với các loại đồ ăn khác nhau, và đây cũng là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, cảm xúc, tình cảm và sự tương tác xã hội của bé. Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi từ việc bú sữa sang hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ ăn dặm. Vì vậy, mẹ nên cho bé thưởng thức nhiều hương vị, nhiều loại thức ăn khác nhau và giúp bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ giai đoạn này. Cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng của trẻ từ 1 – 3 tuổi.

Chế độ ăn uống cân bằng là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy?


Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng, phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý giúp cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng theo những nhu cầu dinh dưỡng được đề ra và đảm bảo cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp với giới tính và độ tuổi của trẻ được gọi là một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Để có chế độ ăn hợp lý, bạn cần phải đảm bảo sự đa dạng (có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm trên, cần phải có chất béo) và chế biến phù hợp với bữa ăn của trẻ, đa dạng và duy trì các chất dinh dưỡng.

Tại sao chế độ dinh dưỡng cân bằng lại quan trọng với trẻ như vậy?

Ngày nay có rất nhiều cha mẹ chú trọng về cân nặng của trẻ mà quên đi mất một số yếu tố cơ bản khác như nhận thức và chiều cao của trẻ. Một vài cha mẹ lại không hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết ở độ tuổi của trẻ, điều này khiến trẻ kén ăn, chán ăn, sợ ăn… ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tinh thần và trí tuệ thể chất của trẻ. Một số cha mẹ còn có chế độ ăn không phù hợp với trẻ thiếu cân bằng. Họ duy trì thói quen cho trẻ ăn một cách nhồi nhét, ép trẻ ăn nhiều, mặc cho cân nặng của trẻ đã đạt chuẩn hoặc đã dư thừa so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới. Cho trẻ ăn vô tội vạ, và không quan tâm đến việc trẻ ăn gì, với những loại thực phẩm không phù hợp như: thức ăn nhanh, bánh kẹo, snack… Việc cho trẻ ăn thiếu cân bằng như này sẽ dẫn đến vấn đề ở trẻ như: thừa cân, suy dinh dưỡng, thiếu chất dinh dưỡng vi lượng, trí não chậm phát triển. Các bậc cha mẹ nên cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ như chế độ ăn đa dạng thực phẩm, cân bằng và thúc đẩy dinh dưỡng.



Bạn nên bổ sung các loại cá có chứa dầu từ 1 đến 2 bữa một tuần để giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho bé

Những loại thực phẩm nào giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, các axit béo có lợi cho sự phát triển trí não, canxi dồi dào tốt cho xương và răng của bé. Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua hoặc phô mai còn là bữa phụ tuyệt vời. Chúng giúp bổ sung năng lượng cho bé. Đặc biệt, sữa chua có chứa hàng ngàn các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.

Nhóm thực phẩm chứa đạm

Tương tự như nhóm bột đường và ngũ cốc, cứ 1g chất đạm mang đến 4kcal năng lượng. Cung ứng đầy đủ đạm là cách để bảo vệ cơ thể trẻ nhỏ khỏi sự xâm nhập của các loại virut, vi khuẩn, phòng tránh bệnh tật. Có 2 nguồn cung cấp đạm cho bé là đạm thực vật (các loại đậu, đậu hũ) và đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua).

Nhóm ngũ cốc, bột đường

Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, chiếm 60% trong tổng năng lượng khẩu phần của bé. Nhóm bột đường giữ nhiệm vụ điều hòa hoạt động cơ thể, cấu tạo nên các mô và tế bào. Đặc biệt chúng hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh và trí não của trẻ nhỏ.
Nhóm này tập hợp rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc như: ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bánh mì, gạo, mì, nếp, ngô, bo no…Trong đó, gạo là thực phẩm quen thuộc chính của các bé.

Nhóm rau, củ, quả

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ nhỏ ăn nhiều rau quả giúp cải thiện dinh dưỡng, ngăn ngừa béo phì, phòng chống táo bón. Điều đáng nói là kết quả học tập và khả năng tiếp thu của bé tốt hơn. Bởi đây là nguồn chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa dồi dào.
Các bé cần đến các loại rau có màu xanh đậm (súp lơ xanh, bông cải, rau bina, cải xoăn…), các loại củ cải và đặc biệt là hoa quả tươi (bơ, đu đủ, chuối, nho, kiwi, dâu tây…). Các chuyên gia khuyến nghị tối thiểu một ngày bé cần 300g nhóm thực phẩm này.

Nhóm đường, muối và đồ ăn vặt

Trong một ngày bé nên uống tối đa 1 cốc nước ngọt hoặc nước ép trái cây. Bé chỉ được phép ăn 1 – 2 cái kẹo là tối đa. Đối với những bé <1 tuổi bạn không nên nêm mắm, muối vào thức ăn. Tốt nhất nên đề phòng tình trạng bé quen ăn mặn sau này không tốt cho thận.
Nhóm dầu mỡ
Nhóm các chất béo cung cấp cho bé nhiều năng lượng và là dung môi giúp hòa tác các vitamin tan trong dầu dễ dàng. Trong số đó phải kể đến các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E và K. Nhu cầu chất béo từ dầu, mỡ, lạc, vừng các bé cần hấp thu mỗi ngày: 6 – 11 tháng 35g, 1 – 3 tuổi 55g, 4 – 6 tuổi 40g.

Ăn quá nhiều đậu sẽ khiến bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu

Những thực phẩm nào mà mẹ cần hạn chế cho bé trong khoảng từ 1-3 tuổi

Thực phẩm giàu chất béo và đường

Những thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy hay kem không chứa nhiều chất dinh dưỡng chúng chỉ có nhiều đường. Bé sẽ có nguy cơ béo phì nếu ăn nhiều. Bạn chỉ nên cho bé ăn chút ít hoặc cố gắng thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn.

Kẹo và sô cô la

Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường và mang lại rất ít lợi ích cho cơ thể, thậm chí có thể làm bé chán ăn. Chúng cũng có thể làm hư răng của trẻ.

Thức ăn mặn

Con bạn không cần nhiều hơn 2 g muối một ngày. Chuyện này khá khó kiểm soát vì một số loại thực phẩm tự nhiên đã có chứa muối. Cố gắng không nêm muối vào thức ăn của trẻ bằng cách sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để thay thế nhé. Hạn chế cho bé ăn đồ ăn sẵn

Cá có nhiều dầu

Dầu cá là một nguồn chất béo omega-3, vitamin, và khoáng chất tuyệt vời. Cá hồi, cá thu và cá ngừ tươi là các loại cá có chứa nhiều chất béo. Dù vậy, bạn không cần cho bé ăn thường xuyên. Nguyên nhân là do trong dầu cá có chứa một lượng nhỏ các chất độc có thể tích tụ theo thời gian.

Đậu phộng

Nếu bé bị suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm, bạn nên đưa bé đi khám trước khi cho bé ăn thức ăn có chứa đậu phộng. Nếu các thành viên khác trong gia đình bị dị ứng thì cũng vậy nhé. Bằng cách này bạn có thể giúp ngăn chặn một số phản ứng dị ứng mà bé có thể mắc phải. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn nhiều hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bơm chìm giếng khoan Mastra Model 6SP30-7 10HP

Bơm chìm giếng khoan Mastra Model 6SP30-7 10Hp INOX là dòng bơm chất lượng cực tốt thương hiệu đã được khẳng định gần 20 năm ở Việt Nam. Cấu tạo của bơm gồm có guồng bơm và motor rời trục với nhau. Bơm được thiết kế chịu nước, do đó mà có thể thả chìm dưới nước mà không sợ bị rò rỉ điện. Máy Bơm Hỏa Tiễn Mastra với thiết kế chuyên dụng, chắc chắn, gọn nhẹ. Hỏa tiễn mastra sử dụng hệ thống cánh FIp gồm nhiều cánh đơn Noryl được kết hợp với nhau thông qua hệ thống ốp và dẫn hướng, giúp máy tạo ra được cột áp lớn và ổn định khi vận hành. Bơm hỏa tiễn Mastra có 2 giải động cơ: động cơ làm mát bằng dầu và động cơ làm mát bằng nước. Xem thêm: giá máy bơm hỏa tiễn 1 HP Ứng dụng của bơm hỏa tiễn Mastra Bơm hỏa tiễn Mastra dùng trong công trình thi công xây dựng, giếng khoan dân dụng, giếng khoan công nghiệp Cung cấp nước cho nông lâm ngư nghiệp, hệ thống nước của nhà cao tầng, chung cư, mạch nước ngầm ở độ sâu dưới 10m. Chuyên dùng bơm hút nước cho ngành công nghiệp, công trình thủy ...

Cách đấu điện cho máy bơm chìm nước thải

Máy bơm chìm nước thải là dòng máy bơm chuyên dụng được dùng trong các công trình bơm xử lý nước thải. Khi sử dụng, loại máy bơm này được lắp đặt để hoạt động chìm trong nước, do đó cần những kỹ thuật lắp đặt riêng và khó hơn so với các dòng bơm đặt cạn, đặc biệt là khi đấu nối điện. Nếu đấu điện không đúng và đảm bảo kỹ thuật sẽ có thể gây hỏng máy hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến người vận hành hoặc người làm những công việc liên quan. Vậy đấu nối điện cho máy bơm chìm nước thải như thế nào là hợp lý và đúng kỹ thuật chúng tôi sẽ hướng dẫn dưới đây. 1).Các yêu cầu cơ bản khi tiến hành đấu nối điện cho máy bơm chìm nước thải. Các dòng máy bơm chìm nước thải hiện nay đa số là dòng bơm đặt chìm có công suất và lưu lượng lớn và sử dụng điện áp 3pha. Do vậy, việc đấu nối điện cần được tiến hành chính xác bởi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm và tay nghề tốt để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng. Cần lắp đặt hệ thống ngắt mạch tự động, hệ thống bảo vệ động cơ, tủ điều khiển…h...

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ CỦA MÁY BƠM CHÌM GIẾNG KHOAN

  Bạn có biết rằng đất nước chúng ta giáp biển với mạng lưới sông ngòi dày đặc không? Thế nhưng Việt Nam lại đang là một trong những quốc gia thiếu nước do lượng nước bình quân đầu người là 3.840 m3 ( thiếu 160 m3 nữa để đạt mục tiêu trung bình của thế giới là 4000m3 ). Nước ta hiện nay có 17,3 triệu dân đang sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng khoan.  Chính vì thế, Máy bơm hỏa tiễn là đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy máy bơm hỏa tiễn là gì? Nguyên lí hoạt động và cấu tạo của nó ra sao? Để hiểu rõ hơn hôm nay bomnuoctt sẽ chia sẻ về  máy bơm chìm giếng khoan hỏa tiễn  trong bài viết này? I.  Máy bơm chìm giếng khoan  là gì? Máy bơm chìm giếng khoan  thường được gọi là  máy bơm hỏa tiễn . Đó là một dòng máy bơm đặt chìm hoàn toàn trong nước có cấu tạo đặc biệt dạng hình trụ tròn và sử dụng bằng điện. Máy bơm chìm có nhiều đặc điểm khác biệt hơn so với dòng máy bơm nước thông thường về môi trường hoạt động và cấu trúc. Máy bơm hỏa ti...
DMCA.com Protection Status