Chuyển đến nội dung chính

Cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi


Sau 6 tháng đầu đời, bé bắt đầu bước vào thời kì ăn dặm, đây là thời điểm quan trọng nhất để bé bắt đầu tập làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Cháo nấu trong thời gian này phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng tham khảo cách nấu cháo cho trẻ 6 tháng tuổi vừa ngon, vừa dễ ăn và hấp dẫn bé.


Cháo cho trẻ cần được đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng

Ăn dặm là gì?

Đây là một trong những bước khởi đầu cho bé khi bắt đầu chuyển từ bú hoàn toàn sữa mẹ sang tiếp xúc với các loại thực phẩm khác không phải sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

Thời điểm chuyển từ ăn sữa sang ăn dặm cho bé?

Là giai đoạn các mẹ cần đặc biệt chú trọng khi bắt đầu thay đổi thức ăn cho bé. Lúc này dạ dày của bé vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, nên các mẹ chú ý kỹ khi chọn nguyên liệu để nấu cháo cho trẻ. Một bát cháo được xem là đầy đủ chất dinh dưỡng với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:

-         Nhóm cung cấp bột đường: là nhóm thực phẩm chứa lượng tinh bột cao như gạo, khoai, lúa mì… Đặc biệt, khi nấu cháo cho trẻ không nên kết hợp nhiều loại gạo hay nhiều loại hạt có thành phần dinh dưỡng và lượng dầu cao sẽ gây chán ăn, và chậm tiêu cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn, để tránh tình trạng ăn cháo quá lâu, nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

-         Nhóm cung cấp chất đạm: thịt trắng, lòng đỏ trứng gà là thực phẩm giàu đạm và dễ tiêu được khuyến cáo dùng cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm, sau đó trẻ có thể bắt đầu ăn thêm thị đỏ, cá, tôm cua vào các tháng tiếp theo. Lưu ý, trên một tuổi mới cho trẻ ăn cả quả trứng gà vì dễ gây dị ứng.

-         Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

-         Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Đây là nhóm chất cung cấp chất xơ và vintamin cho trẻ. Nhóm chất này không cung cấp năng lượng nên lượng ăn cho mỗi bữa cần cân đối hợp lý, tránh tình trạng thiếu tinh bột, ảnh hưởng đến sự lên cân của trẻ. Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.



Cháo cho các bé cần được nấu nhừ và rây nhuyễn

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột. Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc. Cách chế biến cháo nhuyễn dành cho bé:

-         Gạo sau khi làm sạch, được nấu nhừ và rây nhuyễn
-         Thịt/cá/tôm sau khi bỏ vỏ, rửa sạch băm nhuyễn ra, nếu là cá thì nên bỏ xương lấy thịt thôi.

-      Chờ sau khi nhừ, bạn cho thịt (cá, tôm) và nấu cho đến chín. Sau đó bỏ thêm một ít rau xanh vào, vừa sôi lên cho thêm 1 muỗng dầu oliu vào rồi nhấc xuống.
    Trước khi cho bé ăn, bạn nên cho cháu vào đây nhuyễn để cho bé có thể ăn dễ dàng hơn.
    Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, Rota ở trẻ. Khi cho trẻ ăn cần vệ sinh dụng cụ làm bếp và đồ dùng cho trẻ cẩn thận, sạch sẽ.


3.Những lưu ý khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

 - Cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.

 - Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.
 - Mẹ nên biết thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có cha/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.

 - Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.
- Nên thay đổi thức ăn theo tuần cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những món ăn mới.

- Cho bú và ăn dặm song hành với nhau vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.
- Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời can thiệp nếu bé bị nghẹn.

Hãy cùng BEABA tạo nên bước ngoặt bữa ăn cho bé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bơm chìm giếng khoan Mastra Model 6SP30-7 10HP

Bơm chìm giếng khoan Mastra Model 6SP30-7 10Hp INOX là dòng bơm chất lượng cực tốt thương hiệu đã được khẳng định gần 20 năm ở Việt Nam. Cấu tạo của bơm gồm có guồng bơm và motor rời trục với nhau. Bơm được thiết kế chịu nước, do đó mà có thể thả chìm dưới nước mà không sợ bị rò rỉ điện. Máy Bơm Hỏa Tiễn Mastra với thiết kế chuyên dụng, chắc chắn, gọn nhẹ. Hỏa tiễn mastra sử dụng hệ thống cánh FIp gồm nhiều cánh đơn Noryl được kết hợp với nhau thông qua hệ thống ốp và dẫn hướng, giúp máy tạo ra được cột áp lớn và ổn định khi vận hành. Bơm hỏa tiễn Mastra có 2 giải động cơ: động cơ làm mát bằng dầu và động cơ làm mát bằng nước. Xem thêm: giá máy bơm hỏa tiễn 1 HP Ứng dụng của bơm hỏa tiễn Mastra Bơm hỏa tiễn Mastra dùng trong công trình thi công xây dựng, giếng khoan dân dụng, giếng khoan công nghiệp Cung cấp nước cho nông lâm ngư nghiệp, hệ thống nước của nhà cao tầng, chung cư, mạch nước ngầm ở độ sâu dưới 10m. Chuyên dùng bơm hút nước cho ngành công nghiệp, công trình thủy ...

Cách đấu điện cho máy bơm chìm nước thải

Máy bơm chìm nước thải là dòng máy bơm chuyên dụng được dùng trong các công trình bơm xử lý nước thải. Khi sử dụng, loại máy bơm này được lắp đặt để hoạt động chìm trong nước, do đó cần những kỹ thuật lắp đặt riêng và khó hơn so với các dòng bơm đặt cạn, đặc biệt là khi đấu nối điện. Nếu đấu điện không đúng và đảm bảo kỹ thuật sẽ có thể gây hỏng máy hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến người vận hành hoặc người làm những công việc liên quan. Vậy đấu nối điện cho máy bơm chìm nước thải như thế nào là hợp lý và đúng kỹ thuật chúng tôi sẽ hướng dẫn dưới đây. 1).Các yêu cầu cơ bản khi tiến hành đấu nối điện cho máy bơm chìm nước thải. Các dòng máy bơm chìm nước thải hiện nay đa số là dòng bơm đặt chìm có công suất và lưu lượng lớn và sử dụng điện áp 3pha. Do vậy, việc đấu nối điện cần được tiến hành chính xác bởi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm và tay nghề tốt để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng. Cần lắp đặt hệ thống ngắt mạch tự động, hệ thống bảo vệ động cơ, tủ điều khiển…h...

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ CỦA MÁY BƠM CHÌM GIẾNG KHOAN

  Bạn có biết rằng đất nước chúng ta giáp biển với mạng lưới sông ngòi dày đặc không? Thế nhưng Việt Nam lại đang là một trong những quốc gia thiếu nước do lượng nước bình quân đầu người là 3.840 m3 ( thiếu 160 m3 nữa để đạt mục tiêu trung bình của thế giới là 4000m3 ). Nước ta hiện nay có 17,3 triệu dân đang sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng khoan.  Chính vì thế, Máy bơm hỏa tiễn là đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy máy bơm hỏa tiễn là gì? Nguyên lí hoạt động và cấu tạo của nó ra sao? Để hiểu rõ hơn hôm nay bomnuoctt sẽ chia sẻ về  máy bơm chìm giếng khoan hỏa tiễn  trong bài viết này? I.  Máy bơm chìm giếng khoan  là gì? Máy bơm chìm giếng khoan  thường được gọi là  máy bơm hỏa tiễn . Đó là một dòng máy bơm đặt chìm hoàn toàn trong nước có cấu tạo đặc biệt dạng hình trụ tròn và sử dụng bằng điện. Máy bơm chìm có nhiều đặc điểm khác biệt hơn so với dòng máy bơm nước thông thường về môi trường hoạt động và cấu trúc. Máy bơm hỏa ti...
DMCA.com Protection Status